Cô giáo như mẹ hiền

Địa chỉ: Huổi Thủng 2 - Na Cô Sa , Nậm Pồ, Điện Biên
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ảnh hưởng của viêm đường hô hấp đến tiêu hóa ở trẻ.

Với đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm như nước ta, thời điểm giao mùa giữa mùa nóng chuyển qua mùa lạnh như hiện tại là thời điểm bùng phát bệnh viêm đường hô hấp. Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì trẻ em có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người lớn rất nhiều, đặc biệt ở trẻ có hệ miễn dịch yếu.


Những bệnh đường hô hấp trẻ dễ mắc phải là viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan, hen suyễn, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, cảm cúm... Biểu hiện của bệnh là trẻ gặp khó khăn khi thở, hơi thở nặng nhọc, giọng khò khè và có đờm trong họng. Triệu chứng này luôn đi kèm theo biếng ăn, lười bú, nôn trớ, khó ngủ và chậm tăng.


Khi bị viêm, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhai nuốt vì họng đau, nuốt vướng hoặc nuốt nghẹn khiến trẻ càng chán ăn, món ăn dù ngon đến mấy bữa ăn cũng sẽ trở thành cực hình. Những cơn ho sẽ khiến bé trở nên mệt mỏi cùng với việc chán ăn sẽ khiến khả năng miễn dịch của cơ thể trở nên yếu đi. Đồng thời việc một phần đờm, nước mũi mang theo mầm bệnh không được bé đưa ra ngoài mà trôi xuống đường ruột cũng làm hỏng hệ tiêu hóa khiến lượng thức ăn ít ỏi được đưa vào cơ thể trở nên kém hấp thu.


Ngoài ra với tình trạng viêm nhiễm, việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh là không thể tránh khỏi. Thuốc kháng sinh tuy diệt được các khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng diệt cả các khuẩn vi sinh có ích trong việc tiêu hóa thức ăn, gây ra tình trạng thực phẩm đưa vào cơ thể không những không được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, mà còn gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Tác hại nọ chồng chéo tác hại kia khiến bé vừa mệt mỏi, vừa ăn ít lại vừa kém hấp thu nên sự tăng cân dường như là điều không tưởng.


Và đây là bí quyết
- Hạn chế đưa bé đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh hoặc trong lúc thời tiết chuyển mùa

- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, vệ sinh mũi họng hàng ngày cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý.

- Giữ ấm cổ cho bé khi ngủ.

- Tránh để bé nhiễm lạnh. Nếu bé chảy mồ hôi khi vận động thì chị thay trang phục cho bé vì hơi ẩm từ trang phục cũng có thể gây nhiễm lạnh cho con.

- Trước khi tiếp xúc với bé thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn.

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và chủ động tăng sức đề kháng cho con.


Tuy nhiên vì bé được gửi trẻ nên việc thỉnh thoảng nhiễm bệnh nhẹ là cũng không thể tránh khỏi.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết